Quản lý tiền bạc đúng cách sẽ đem lại cho bạn cuộc sống luôn sung túc. Tham khảo ngay các phương pháp quản lý tiền bạc, quản lý tài chính cá nhân cực đơn giản mà hiệu quả sau đây.

I. Tầm quan trọng của việc quản lý tiền bạc đúng cách

Quản lý tiền là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Có một thực tế là không có nhiều người Việt biết cách quản lý tài chính, quản lý tiền bạc, bởi vậy, cho dù họ làm được số tiền lớn nhưng cũng không tích lũy được là bao.

Phương pháp quản lý tiền bạc hiệu quả, thông minh

Nhiều bạn trẻ có mức lương vài chục triệu mỗi tháng - mức lương khá cao so với mặt bằng - thế nhưng họ không tích lũy được nhiều, thậm chí chưa hết tháng đã hết tiền, phải xin viện trợ từ gia đình, bạn bè.

Thế nhưng nếu biết cách quản lý tài chính cá nhân, kiểm soát thu chi một cách hợp lý, bạn hoàn toàn có thể đảm bảo ổn định tài chính cá nhân, nhanh chóng đạt được mục tiêu và nâng cao chất lượng cuộc sống.

II. Lợi ích thiết thực từ thói quen quản lý tài chính thông minh

Lợi ích lớn nhất khi quản lý tốt tiền bạc của mình là bạn sẽ không gặp phải tình trạng stress, lo lắng về tài chính. Bạn biết rõ mình đang có bao nhiêu tiền, đang tiêu tiền vào những đâu, mức độ hiệu quả ra sao.

Hơn thế nữa, khi có kế hoạch tài chính rõ ràng, bạn sẽ tự tin hơn về khả năng đạt được mục tiêu đã đặt ra như: Cần mua nhà, mua xe, đối máy tính mới…

Ngoài ra, một người biết cách quản lý tài chính thông minh sẽ tránh được hầu hết những tranh cãi xung quanh vấn đề tiền bạc với người thân, bạn bè.

Thói quen quản lý tiền bạc đem đến tương lai sung túc

Cuối cùng, khi tiết kiệm được tiền, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống, có thể đi du lịch, mua sắm những thứ mình muốn hoặc đầu tư cho tương lai.

Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ đã có ý thức rõ ràng về những lợi ích và tầm quan trọng của việc quản lý tiền bạc, bởi vậy, họ đã có phương hướng uốn nắn con, dạy con quản lý tài chính cá nhân ngay từ khi còn nhỏ để có một tương lai tốt đẹp hơn.

III. 2 nguyên tắc tối quan trọng về quản lý tiền bạc

Bất kể bạn áp dụng phương pháp quản lý tiền bạc thế nào thì 2 nguyên tắc sau đây luôn được xem là bất di bất dịch. Chỉ cần nắm vững 2 nguyên tắc này thì mọi quá trình quản lý tài chính của bạn sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Nguyên tắc 1: Số tiền chi tiêu luôn ít hơn số tiền kiếm được

Không bao giờ được tiêu hết số tiền bạn kiếm được bởi một khi bạn tiêu hết số tiền mình làm ra có nghĩa là không còn đồng nào tiết kiệm cho tương lai.

Thậm chí, không ít người có thói quen dự tính những thu nhập sẽ có và tiêu trước. 

Đừng bao giờ tiêu hết số tiền kiếm được

Ví dụ: Bạn nghĩ rằng mình sắp có một khoản tiền thưởng nên bạn sẽ ứng trước tiền của mình ra để mua sắm, tự thưởng cho mình một món đồ. Thế nhưng nếu khoản tiền đó không đến như kế hoạch có nghĩa là bạn đã chi tiêu nhiều hơn kiếm được, gây thâm hụt, thậm chí nợ nần.

Nguyên tắc 2: Luôn có kế hoạch cho tương lai

Bạn khó có thể duy trì động lực phấn đấu trong thời gian dài nếu không có mục tiêu cụ thể. Việc vẽ ra một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn có phương hướng, mục đích và động lực để hoàn thành công việc một cách hiệu quả.

Việc đạt được mục tiêu sẽ cho bạn sự tự tin và động lực cho con đường tiếp theo.

IV. 6 bước lập kế hoạch quản lý tiền bạc đơn giản, hiệu quả cho cá nhân

Quản lý tài chính không khó khăn và cao siêu như nhiều người lầm tưởng. Mọi cách quản lý tiền bạc đều được xây dựng dựa theo 2 nguyên tắc nêu trên.

Bước 1: Nắm rõ các khoản thu chi

Khi bạn không nắm được nguồn tiền đến và đi, bạn có thể dễ dàng chi tiêu quá mức thu nhập dẫn đến tình trạng thiếu hụt ngân sách, có thể dẫn đến việc bạn phải vay mượn tiền và rơi vào cảnh nợ nần.

Tốt nhất, hãy thống kê lại toàn bộ các khoản thu nhập mỗi tháng và những khoản tiền phải chi hàng tháng, trong đó phân chia rõ đâu là số tiền bắt buộc phải chi, đâu là số tiền phát sinh, không quá quan trọng và có thể giảm bớt. 

Liệt kê toàn bộ các khoản thu chi hàng tháng

Với mỗi khoản chi, hãy tự hỏi: 

  • Mình có thực sự phải chi khoản tiền này không?
  • Mình có thể chi ít hơn không? Ít nhất là bao nhiêu?

Hãy chấm điểm ưu tiên, sắp xếp cho những chi tiêu ở mức: Thiết yếu (bắt buộc) > Quan trọng > Không quan trọng

Bước 2: Bỏ dần những khoản chi không cần thiết

Sau khi đã phân chia nguồn thu nhập và mức độ quan trọng của các khoản chi, bạn cần học cách giảm bớt những khoản chi không quá quan trọng.

Việc vung tay mua sắm một đôi giày, một chiếc váy chỉ vì cảm xúc nhất thời liệu có xứng đáng? Hay đôi khi một chiếc điện thoại mới trình làng làm bạn say mê, nhưng thực chất tính năng được dùng nhiều nhất là lướt web và truy cập mạng xã hội. Điều này có gì khác khi bạn dùng một chiếc điện thoại “rẻ” hơn?

Hãy ngừng việc mua sắm không suy nghĩ nếu bạn muốn giữ cho ví tiền của mình an toàn và khỏe mạnh. Đừng quên đặt ra nguyên tắc và giới hạn khi chi tiêu mua sắm.

Ví dụ: Khi đi siêu thị, chỉ mua những thứ cần thiết đã ghi ra giấy. Khi lướt shopee, Lazada… thích món hàng nào thì bỏ vào giỏ để cân nhắc mà không nên mua ngay.

Bước 3: Tiết kiệm bắt đầu từ những khoản tiền nhỏ mỗi ngày

Đừng bao giờ cho rằng tiết kiệm một khoản tiền lớn mới xứng đáng. Bạn hoàn toàn có thể giảm bớt những khoản chi nhỏ nhặt đều đặn mỗi ngày. Dần dần bạn sẽ học được cách sống mà không cần đến khoản tiền đó. Điều này dễ dàng nhưng hiệu quả lại khiến bạn bất ngờ.

Ví dụ: Nếu đi lại với khoảng cách không quá xa, có thể chọn đi bộ thay cho taxi hay có thể đi xa hơn một chút để mua hàng với giá rẻ hơn.

Đừng xem nhẹ những khoản tiết kiệm nhỏ hàng ngày

Bước 4: Đầu tư vào sản phẩm tích lũy

Nếu chỉ để tiền ở tài khoản thanh toán, bạn sẽ dễ dàng tiêu trong những phút giây “yếu lòng”. Nhưng mọi chuyện sẽ khác nếu bạn tạo một tài khoản tiết kiệm và định kỳ chuyển tiền vào đó.

Hiện nay, các app ngân hàng đều cho phép khách tự mở sổ tiết kiệm online, chọn thời hạn gửi mong muốn và có thể tất toán, rút tiền về tài khoản thanh toán bất cứ lúc nào. Số tiền tối thiểu để mở sổ tiết kiệm là 1 triệu đồng.

Tích lũy thông minh cùng TOPI chỉ từ 50.000 đồng

Luôn ghi nhớ: Tiết kiệm trước, chi tiêu sau”. Ngay khi nhận tiền lương, bạn hãy chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm hoặc mở một sổ tiết kiệm mới, chỉ để lại khoản tiền vừa đủ cho nhu cầu chi tiêu, như vậy bạn sẽ không sợ tiêu “lẹm” vào số tiền tiết kiệm.

Khi đã tiết kiệm một khoản tiền kha khá, bạn có thể phân chia thành khoản tiết kiệm dài hạn và ngắn hạn. Khoản đầu tư tích lũy dài hạn thường có lợi nhuận cao hơn, khoản ngắn hạn dùng để phòng trường hợp khẩn cấp phải rút ra để chi tiêu.

Một cách đơn giản và hiệu quả hơn là đầu tư tích lũy dần từng số tiền nhỏ mỗi ngày. Lợi thế của phương pháp tích lũy là có thể bắt đầu với số tiền nhỏ (chỉ 50.000 VND thay vì 1.000.000 VND như gửi tiết kiệm ngân hàng) trong khi lợi nhuận đạt được vô cùng hấp dẫn.

Lợi nhuận nhận được khi tích lũy tại TOPI

Bước 5: Tránh xa nợ nần, nói không với nợ xấu

Ở đây, chúng ta không bàn đến việc vay vốn để kinh doanh, khởi nghiệp mà chỉ nói đến vấn đề vay nợ tiêu dùng. Nếu bạn muốn tài chính khỏe mạnh, hãy tránh xa các khoản nợ vô nghĩa như: Vay tiền để ăn chơi, mua sắm những thứ không quan trọng, vay tiền đi du lịch… Vay nợ là bạn đang phải chi tiêu đắt hơn do phải trả lãi.

Robert Kiyosaki – tác giả sách “Rich Dad, Poor Dad” từng nói: “Nợ có thể giết bạn nhanh hơn bất cứ điều gì khác.” Hãy chi tiêu thông minh và nói không với nợ nần. 

Đừng để nợ nần đeo bám, cản trở bạn

Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc một khoản nợ, hãy tìm cách thanh toán nó càng sớm càng tốt, không bao giờ để nó trở thành nợ quá hạn, nợ xấu

Bước 6: Đặt mục tiêu và kế hoạch tài chính cho tương lai

Để duy trì động lực, bạn đừng quên đặt ra mục tiêu tài chính trong ngắn hạn - trung hạn - dài hạn. Chẳng hạn như:

  • Mục tiêu dưới 5 năm: Tiết kiệm đủ tiền cho một chuyến du lịch, mua một chiếc xe để đi lại thuận tiện, an toàn hơn.
  • Mục tiêu 10 năm: Mua nhà (căn hộ hay nhà đất, số tiền dự tính bao nhiêu)
  • Mục tiêu dài hạn: Tự do tài chính, nghỉ hưu sớm ở độ tuổi 40.

Những mục tiêu trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người cần phân tích nhu cầu và khả năng để đặt mục tiêu riêng cho mình. Với mỗi mục tiêu, hãy lên kế hoạch thực hiện và thường xuyên theo dõi quá trình thực hiện.

V. Tips quản lý tiền bạc thông minh của người thành công

1. Lập quy tắc 48 giờ cho shopping

Khi bạn thích một món hàng, đừng bao giờ ấn mua ngay. Hãy bỏ vào giỏ hàng và suy nghĩ trong 48 giờ, xem xét liệu khoản mua sắm này có thực sự cần thiết không, có đem lại lợi ích gì không.

2. Xóa cổng liên kết thẻ tín dụng trực tuyến

Các trang mua sắm online thường liên kết cổng thanh toán với tài khoản hoặc thẻ tín dụng. Hãy xóa liên kết thẻ tín dụng của bạn, nếu cần thiết, chỉ nên chi tiêu trong khoản tiền của tài khoản thanh toán mà thôi.

3. Tạo thói quen check sao kê thẻ tín dụng và tài khoản

Việc quẹt thẻ, quét mã thanh toán quá tiện lợi và đem lại sự thỏa mãn về mặt tâm lý nhưng cũng dễ kéo theo sự mất kiểm soát khi mua sắm. Không có gì ngạc nhiên khi kiểm tra lại những khoản chi trên sao kê, bạn sẽ phát hiện ra những khoản tiền ra đi không thực sự sáng suốt và có thể rút kinh nghiệm từ sự nhận thức này.

Kháng lại cám dỗ từ shopping online

3. Đừng bao giờ để tiền nhàn rỗi

Cách quản lý tiền bạc hiệu quả nhất là phải khiến tiền của bạn sinh sôi. Nếu tiền nằm im một chỗ, giá trị sẽ bị giảm dần do lạm phát. 

Bạn cần học cách đem khoản tiền nhàn rỗi này đầu tư tích lũy hoặc đầu tư sinh lời.

Việc tạo ra nguồn thu nhập thụ động từ khoản tiền nhàn rỗi sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu trong tương lai.

4. Sử dụng app quản lý và lập kế hoạch tài chính

Công nghệ giúp cuộc sống tiện lợi và thoải mái hơn. Thay vì phải ghi chép tỷ mẩn những khoản chi tiêu, bạn hoàn toàn có thể tải những ứng dụng về quản lý tiền bạc, lập kế hoạch tài chính làm giúp.

Với sự tư vấn của các chuyên gia tài chính, TOPI hoàn toàn có thể giúp bạn quản lý dòng tiền, lên kế hoạch tích lũy, đầu tư hiệu quả dành cho mọi cá nhân với khẩu vị rủi ro khác nhau.

5. Thay đổi cách nghĩ về tiền

Không để mình áp lực vì phải kiếm tiền, đừng thù ghét các yếu tố vật chất. Hãy biến việc kiếm tiền thành một trò chơi để khơi nên hứng thú và tìm cách chinh phục từng level.

Hãy tin vào việc mình là chủ của đồng tiền, mình kiếm tiền để tương lai tươi đẹp hơn thay vì cảm thấy lo sợ và kiếm tiền bằng mọi giá.

6. Thoải mái đối mặt với vấn đề quản lý tiền bạc

Nhiều người cho rằng quản lý tiền bạc, tài chính là vấn đề tế nhị, nhạy cảm nên có xu hướng tránh né đề cập đến. Đây là một sai lầm trong quản lý tài chính.

Vợ chồng cần phải thoải mái và rõ ràng về tài chính

Bạn bè phải thẳng thắn về tiền bạc

Cần dạy con học cách quản lý tiền từ nhỏ, biết cách chi tiêu với số tiền mình kiếm được.

Thẳng thắn đối diện với các vấn đề về tài chính

7. Lên kế hoạch hưu trí ngay từ khi còn trẻ

Ở độ tuổi sắp nghỉ hưu, hầu hết thu nhập sẽ chững lại trong khi các khoản chi sẽ nhiều lên theo năm tháng. Bởi vậy, ngay từ khi còn trẻ, bạn cần lên kế hoạch cho tuổi nghỉ hưu của mình.

Theo nghiên cứu, khi nghỉ hưu, bạn sẽ chi tiêu khoảng 80% mức chi ở hiện tại. Chưa kể tuổi già đồng nghĩa với sức khỏe kém đi, bạn sẽ phải tiêu tiền cho khám chữa bệnh thuốc men…

Mỗi khoản tiết kiệm, đầu tư ở hiện tại sẽ đảm bảo sự sung túc cho tương lai.

8. Đa dạng hóa các khoản đầu tư

Việc đầu tư vào một lĩnh vực sẽ tiềm ẩn rủi ro cao. Hãy chia tài sản của bạn thành nhiều lớp với mục đích sử dụng khác nhau. Đối với tài sản phục vụ cho đầu tư cũng vậy, cần phân bổ tỷ lệ giữa tài sản tích lũy - vàng - trái phiếu - cổ phiếu - bất động sản… 

9. Đừng quên đầu tư cho bản thân

Khoản đầu tư cho bản thân luôn là khoản chi tiêu có lợi nhất. Đừng bao giờ tiếc tiền cho một khóa học nâng cao chuyên môn, một chuyến du lịch để nghỉ ngơi thư giãn hay tự thưởng cho mình một món quà khi hoàn thành mục tiêu.

Đây chính là khoản tiền đem lại năng lượng tích cực, nâng cao bản thân, cho bạn sự tự tin trong cuộc sống, bởi vậy nó cực kỳ đáng giá.

Quản lý tiền bạc không khó như bạn nghĩ. Ngay hôm nay, hãy thử lên kế hoạch quản lý tài chính như TOPI đã hướng dẫn để gặt hái trái ngọt thành công nhé!