CuO là chất gì? CuO có tan được trong nước không? Ứng dụng của Đồng (II) oxide trong đời sống? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được LabVIETCHEM giải đáp qua bài viết dưới đây.
1. CuO là gì? Đồng (II) oxide là gì?
Đồng (II) oxide là oxide của đồng, thường tồn tại trong tự nhiên dưới dạng bột màu đen với công thức hoá học là CuO.
Tên gọi theo danh pháp IUPAC: Copper(II) oxide
Chất này còn có các tên gọi khác như: Cupric oxide, Đồng monoxide, Đồng oxide, Cuprum(II) oxide, Cuprum monoxide, Cuprum oxide,… ứng dụng trong sản xuất vật liệu siêu dẫn, gốm sứ, thủy tinh, dệt nhuộm…
Bột đồng oxide
2. Các tính chất đặc trưng của CuO
2.1. Tính chất vật lý
- Cảm quan: Tồn tại dưới dạng dạng bột màu đen.
- Khối lượng phân tử: 79,5454 g/mol.
- Trọng lượng riêng: 6,31 g/cm3.
- Nhiệt độ nóng chảy: 1.201 °C tương ứng với 1.474 K hoặc 2.194 °F.
- Độ tan:
+ Không tan trong nước.
+ Tan trong dung dịch axit, amoniac, amoni clorua.
- Không bắt lửa
2.2 Tính chất hóa học
- Phản ứng với dung dịch axit: Sản phẩm tạo thành là muối đồng và nước:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
- Phản ứng với hợp chất oxit axit: Sản phẩm tạo thành muối:
3CuO + P2O5 → Cu3(PO4)2
- Bị khử trong điều kiện nhiệt độ cao:
H2 + CuO → Cu + H2O
Phản ứng của đồng oxide
3. Vai trò của CuO trong đời sống
3.1. Sản xuất gốm sứ, thuỷ tinh
Trong sản xuất gốm sứ, nó được sử dụng làm chất tạo màu, cho màu xanh lá. Bởi vì trong môi trường oxi hoá thông thường, CuO không bị khử thành Cu2O.
CuO dùng trong gốm sứ
Ngoài ra, CuO còn là 1 flux khá mạnh, giúp làm tăng độ chảy của men nung và tăng phản ứng cracking do hệ số giãn nở nhiệt cao.
Khi kết hợp với Ti2O5 sẽ tạo ra hiệu quả "blotching" và "specking" rất đẹp. Còn khi kết hợp với thiếc hoặc zirconi sẽ cho màu turquoise hay blue-green trong men kiềm thổ.
Nếu cho CuO vào men bari, thiếc hoặc natri sẽ có màu xanh lam. Tuy nhiên K2O có thể làm cho men của CuO chuyển sang màu vàng.
3.2. Chất xúc tác
Trong các phản ứng hoá học, CuO được thêm vào với vai trò là chất xúc tác. Đồng thời nó cũng được sử dụng để làm sạch khí Hydrogen và làm vật liệu siêu dẫn hiện nay.
3.3. Sản xuất bảng mạch
Trong các bảng mạch mạ, mạ điện oxide đồng được sử dụng là nguồn bổ sung liên tục cho bản mạch PCB. Đây là nguyên liệu để làm chất tạo màu và vật liệu từ tính.
Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong sản xuất màng cho pin mặt trời, khử lưu huỳnh, khử nitrat, sản xuất pháo hoa, thuốc nhuộm,…
4. CuO có độc không? Lưu ý khi sử dụng
CuO là hoá chất được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống nhưng vẫn có thể gây độc cho con người khi tiếp xúc hoặc hít phải, đặc biệt là những người phải thường xuyên tiếp xúc. Vì vậy, cần lưu ý một số điều sau trong quá trình thực hiện:
- Chuẩn bị và mang đầy đủ đồ bảo hộ như găng tay, kính mắt, khẩu trang,… để đảm bảo an toàn và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các hoá chất.
- Nếu chẳng may bị dính hoặc hít phải tiến hành sơ cứu rồi đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
- Bảo quản hóa chất ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào hay nơi có độ ẩm cao vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
5. Địa chỉ mua CuO - Đồng (II) oxit ở đâu uy tín, chất lượng?
Trên thị trường có rất nhiều nhà phân phối bán các loại hóa chất, nhưng bạn còn đang gặp khó khăn trong quá trình lựa chọn nhà cung ứng? Vậy thì hãy lựa chọn ngay sản phẩm tại LabVIETCHEM – Đơn vị uy tín được nhiều khách hàng tin dùng bởi chuyên cung cấp các loại hóa chất, thiết bị, dụng cụ phòng thí nghiệm... đạt chuẩn quốc tế ISO.
Không những phân phối sản phẩm chất lượng, LabVIETCHEM còn được khách hàng tin dùng bởi dịch vụ tư vấn, giao hàng nhanh chóng.
Quý khách hàng quan tâm đến các hoá chất, thiết bị, dụng cụ phòng thí nghiệm, hãy truy cập ngay website www. hoặc gọi ngay đến HOTLINE 0826 020 020 để được tư vấn và báo giá tốt nhất